Hòa Thân chúa tể của các sưu tập gia
Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015
Xem thêm: Quà tặng gốm sứ Bát Tràng
Hòa Thân là nhân vật khét tiếng với danh xưng “đệ nhất quan tham” trong lịch sử Trung Hoa. Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức không có bất kỳ vị quan tham nhũng nào trong lịch sử Trung Hoa cổ đại và hiện đại có thể “qua mặt” được.
Hòa Thân là một viên quan tham nhũng và lộng quyền nhưng do được vua Càn Long yêu mến nên bỏ qua không bắt tội. Đến khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh lên kế vị, xử trảm Hòa Thân về tội khi quân và ra lệnh tịch thu tài sản. Khối lượng tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố mà nhà vua đang có.
Hòa Thân là nhân vật khét tiếng với danh xưng “đệ nhất quan tham” trong lịch sử Trung Hoa. Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức không có bất kỳ vị quan tham nhũng nào trong lịch sử Trung Hoa cổ đại và hiện đại có thể “qua mặt” được.
Hòa Thân là một viên quan tham nhũng và lộng quyền nhưng do được vua Càn Long yêu mến nên bỏ qua không bắt tội. Đến khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh lên kế vị, xử trảm Hòa Thân về tội khi quân và ra lệnh tịch thu tài sản. Khối lượng tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố mà nhà vua đang có.
Hình Hòa Thân theo tài liệu lịch sử ghi chép.
Hòa Thân làm chủ 23 tiệm cầm đồ, 13 hiệu buôn cổ ngoạn thời đó trị giá đến 60 triệu lượng, hai cửa hàng lớn buôn ngọc thạch và hai hiệu buôn tơ lụa, 67.000 đủ các loại da thú quý thuộc rồi, 1907 da chồn, 1417 áo dài bằng da con hắc điêu thủ và 4.000 áo ấm dồn bằng da thú đủ loại. Trong phủ của Hòa Thân trưng bày cực kỳ xa hoa, đếm được 144 sập vàng sơn son thếp vàng, 23 sập khác nạm bằng vàng ròng, 40 sập sơn son mạ vàng. Các đồ vật để điểm trang rửa mặt thì bằng vàng y hoặc ngọc thạch.
11 đỉnh ba chân bằng cổ đồng đời nhà Hán.
18 đỉnh bằng ngọc thạch
711 nghiên mài mực cổ có nhiều cái từ đời Tống.
28 khánh ngọc loại ngự dụng.
10 cổ kiếm Nhật Bản.
38 đồng hồ treo Tây Phương đều có nạm bửu ngọc.
140 đồng hổ quả quýt bằng vàng, mặt trám men.
226 ngọc hoàn bằng hạt trai kết.
228 viên hồng ngọc (ruby) cỡ lớn.
4.070 lam ngọc (ngọc xanh gọi saphir).
10 cây san hô mỗi cây cao ba thước tám tấc mộc.
22 hình nhân bằng ngọc dương chi tượng hình Phật Bà Quan Âm và La Hán.
18 La Hán kim thân bằng vàng y, mỗi tượng bằng 6 tấc Tây bề cao, vàng đặc.
9.000 cây như ý bằng vàng nguyên khối, mỗi như ý cân nặng ba cân.
507 như ý bằng ngọc thạch, có nhiều cây có đề thi nhự bút của hoàng đế Càn Long.
3.411 như ý nhỏ bằng ngọc thạch.
500 đôi đũa ngà, đầu bịt vàng ròng.
1 bộ dĩa bàn Tây phương có 4.288 món toàn bằng vàng đặc.
99 tô ăn cháo bằng hoàng ngọc topaze.
155 tô lớn khác bằng ngọc thạch.
124 chén uống rượu thứ lớn bằng ngọc dương chi.
18 dĩa bàn lớn bằng ngọc thạch.
18 dĩa hoàng ngọc topaze bề ngang rộng 4 tấc mộc.
1 khối ngọc thạch chạm khéo có ngự thi do thủ bút hai vua Vĩnh Lạc và Càn Long để lại.
Hòa Thân làm chủ 23 tiệm cầm đồ, 13 hiệu buôn cổ ngoạn thời đó trị giá đến 60 triệu lượng, hai cửa hàng lớn buôn ngọc thạch và hai hiệu buôn tơ lụa, 67.000 đủ các loại da thú quý thuộc rồi, 1907 da chồn, 1417 áo dài bằng da con hắc điêu thủ và 4.000 áo ấm dồn bằng da thú đủ loại. Trong phủ của Hòa Thân trưng bày cực kỳ xa hoa, đếm được 144 sập vàng sơn son thếp vàng, 23 sập khác nạm bằng vàng ròng, 40 sập sơn son mạ vàng. Các đồ vật để điểm trang rửa mặt thì bằng vàng y hoặc ngọc thạch.
11 đỉnh ba chân bằng cổ đồng đời nhà Hán.
18 đỉnh bằng ngọc thạch
711 nghiên mài mực cổ có nhiều cái từ đời Tống.
28 khánh ngọc loại ngự dụng.
10 cổ kiếm Nhật Bản.
38 đồng hồ treo Tây Phương đều có nạm bửu ngọc.
140 đồng hổ quả quýt bằng vàng, mặt trám men.
226 ngọc hoàn bằng hạt trai kết.
228 viên hồng ngọc (ruby) cỡ lớn.
4.070 lam ngọc (ngọc xanh gọi saphir).
10 cây san hô mỗi cây cao ba thước tám tấc mộc.
22 hình nhân bằng ngọc dương chi tượng hình Phật Bà Quan Âm và La Hán.
18 La Hán kim thân bằng vàng y, mỗi tượng bằng 6 tấc Tây bề cao, vàng đặc.
9.000 cây như ý bằng vàng nguyên khối, mỗi như ý cân nặng ba cân.
507 như ý bằng ngọc thạch, có nhiều cây có đề thi nhự bút của hoàng đế Càn Long.
3.411 như ý nhỏ bằng ngọc thạch.
500 đôi đũa ngà, đầu bịt vàng ròng.
1 bộ dĩa bàn Tây phương có 4.288 món toàn bằng vàng đặc.
99 tô ăn cháo bằng hoàng ngọc topaze.
155 tô lớn khác bằng ngọc thạch.
124 chén uống rượu thứ lớn bằng ngọc dương chi.
18 dĩa bàn lớn bằng ngọc thạch.
18 dĩa hoàng ngọc topaze bề ngang rộng 4 tấc mộc.
1 khối ngọc thạch chạm khéo có ngự thi do thủ bút hai vua Vĩnh Lạc và Càn Long để lại.
Khi đào bới hoa viên của Hòa Thân, tìm được vô số đính vàng trị giá đến 35 triệu lượng bạc, 28 ngàn nữ trang bằng vàng đủ cỡ không kể những hạt trai không khoét lỗ và đã bọc vàng y.
200 xâu chuỗi hạt trai trong đó có 1 xâu quý báu hột lớn kinh khủng còn to hơn xâu chuỗi báu của hoàng đế Gia Khánh thường đeo hàng ngày và có một hột độc nhất vô nhị to hơn cả ngọc trai kết trên long niệm.
2390 tỷ yên hồ bằng ngọc thạch, mã não, trân châu, hoàng ngọc và bằng sứ Cảnh Đức Trấn.
Hòa Thân có 2 vật trấn trạch là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội của Hòa Thân nhân ngày mừng thọ. Hai vật này được cất giấu trong hòn giả sơn trước phủ đệ của Hòa Thân. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu bằng ngọc phỉ thúy xanh lý và to hơn cả Tỳ Hưu của nhà vua, trong khi Tỳ Hưu của nhà vua chỉ bằng bạch ngọc.
Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” vì đã được gắn chết vào đá hồng ngọc. Nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ và chữ “Phúc” tan. Mà chữ “Phúc’ do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để chữ “Phúc” lại cho Hòa Thân. Vì thế nên dù phạm tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, không bị tru di tam tộc.
Tất cả điều đó cho thấy rằng : Sự nghiệp của một tể tướng và một sưu tập gia đời Càn Long (1736-1795) giàu có đến bực nào. Cho đến nay, cũng chưa ai biết Hòa Thân chơi và tích trữ cổ vật vì ham sưu tập cổ vật quý, lạ hay vì tánh tham lam.
Theo tài liệu, Càn Long có ấn tượng đặc biệt với Hòa Thân vì vẻ bề ngòai hao hao giống một tỳ thiếp đã qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ.
Vị phi tử của Ung Chính (cha của Càn Long) vô tình vung lược đập trúng mặt Càn Long (lúc này đang là Thái tử) khiến Càn Long bị một vết đỏ trên mặt. Thái hậu nổi giận và đã ban cái chết cho phi tử này. Càn Long rất đau khổ vì điều này nên đã dùng ngón tay để đánh dấu vết đỏ lên cổ người phi tử này. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Càn Long gặp Hòa Thân phát hiện vị đại thần này có một vết bới đỏ hình ngón tay và cho rắng đây chính là người phi tử đầu thai.
Nhiều tài liệu ghi lại rằng : Hòa Thân sở hữu dung mạo rất đẹp, trắng trẻo, môi đỏ, khuôn mặt sắc nét rất quyến rũ . Ngoài ra, Hòa Thân còn tinh thông vạn việc khiến cho Càn Long sủng hạnh.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét