Kinh nghiệm lựa chọn sàn gỗ công nghiệp
Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014
1/ Về kinh nghiệm lựa chọn sàn gỗ công nghiệp.
Để lựa chọn được sàn gỗ công nghiệp cho mình thì bạn cần nắm được 1 số điểm sau:
Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu hiện đại được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại được các ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu gỗ truyền thống như mối mọt, cong vênh, chống ẩm, chống xước…
Sàn gỗ công nghiệp gồm bao nhiêu lớp?
Thông thương thì sàn gỗ công nghiệp sẽ bao gồm 4 lớp chính sau: đầu tiên ở trên cùng là lớp phủ bề mặt tấm ván để chống trầy xước, chống mòn, thấm nước ngoài ra bề mặt khác nhau thì có tác dụng khác nhau ví dụ chống trơn hoặc va đập.
Lớp thứ 2 ở phía dưới lớp phủ bề mặt là lớp phủ ván gỗ ( lớp trang trí melamin) lớp này có tác dụng tạo hoa văn bề mặt cho tấm ván gỗ được tự nhiên, lớp này có thể điều chỉnh để tạo ra các vân có màu sắc khác nhau cho tấm ván gỗ chính vì vậy vân và màu sắc của ván gỗ rất đa dạng.
Lớp thứ 3 là lớp sơ gỗ ép ở mật độ cao (HDF) , chất lượng của sàn gỗ có tốt hay không chính là nhờ lớp thứ 3 này lớp thứ 3 này có tác dụng chống chịu va đập , tạo ra lớp đỡ cho sàn ổn định chắc chắn.
Lớp thứ 4 là lớp màng (film) tạo sự cân bằng giúp ổn định toàn bộ mặt sàn với chức năng chống ẩm từ bên dưới lên sàn gỗ giúp sàn gỗ không bị cong vênh trong môi trường độ ẩm cao.
Trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại sàn gỗ và xuất xứ từ đâu? trên thị trường Việt Nam này hiện nay nếu tính nhà cung cấp thì riêng khu vực phía nam cũng đã có hơn 10- 20 nhà phân phối với nhiều thương hiệu khác nhau tính chung trên toàn thị trường Việt Nam thì các thương hiêu về sàn gỗ công nghiệp đã có chừng 50- 60 thương hiệu. ( con số chính xác thì mình chưa thống kê chính thức được nhưng số lượng thì xấp xỉ con số trên). Có đơn vị họ chỉ nhập về để làm dự án cũng có đơn vị nhập về tự bán với số lượng hạn chế ( thông thường các loại thương hiệu này trên thị trường rất ít người biết), còn lại toàn bộ là các nhà phân phối họ nhập về bán lại cho đại lý.
Về xuất xứ của sàn gỗ công nghiệp thì trên thị trường hiện nay ít nhất 80% là sàn gỗ có nguồn gốc từ Trung Quốc phần còn lại là của 1 số nước trong khu vực Đông nam Á ( Thái Lan, MaLai), Châu á (Hàn Quốc) và châu âu (Đức, Thụy Điển), ngoài ra có thương hiệu của Việt Nam nhưng phôi toàn bộ của Trung Quốc gia công bên mình thôi.
Như vậy để tổng hợp lại khi bạn lựa chọn sàn gỗ thì nên chú ý những gì?
Thứ nhất: bạn nên để ý tới xuất xứ: nếu bạn chọn loại sàn có chất lượng tương đối tốt thì có thể lựa chọn làm hàng Trung Quốc của hãng có uy tín, còn nếu bạn có dư dả về tài chính có thể không để ý tới giá cả thì tốt nhất là lựa chọn làm hàng của Châu Âu hoặc Malai. khi đã xác định được làm sàn gỗ xuất xứ từ đâu là bạn đã loại đi đươc rất nhiều loại sàn gỗ không cần quan tâm có thể làm rối mắt khi lựa chọn.
Thứ hai: bạn cần định hướng nhà của bạn định làm sàn ở những khu vực nào? khu vực khác nhau thì nên lựa chọn gỗ khác nhau cho phù hợp ví dụ khu vực bếp, gần nhà tắm là khu vực dễ bị nước vào do đó khu vực này cần loại sàn gỗ có khả năng chịu nước tốt, khu vực phòng khách đi nhiều nên bề mặt cần khả năng chống trầy xước chống mài mòn cao.
Khi đã định hình được khu vực làm sàn bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được bề dày của sàn tương ứng, thông dụng hiện nay sàn có 2 loại bề dày là loại 8mm và loại 12mm ( các hãng khác nhau sẽ có chênh lệch về độ dày khác nhau 1 chút xíu như 8,3 hay 12,5). Khi đã lựa chọn được bề dày thích hợp cái bạn cần quan tâm chính là thông số bề mặt, thông số bề mặt AC (AC1-AC5) thể hiện cường độ chịu mài mòn bề mặt của tấm ván sàn chỉ số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn bề mặt càng tốt, thông thường với loại 8mm AC nằm ở mức AC3- AC4, loại 12mm chắc chắn phải từ AC4 trở lên mới đảm bảo. Ngoài ra bạn cũng nên để ý đến thông số chịu va đập của sàn cái này cũng quan trọng khi bạn lựa gỗ cũng như khi sử dụng.
2/ Kinh nghiệm sử dụng sàn gỗ:
Nếu đã xác định sử dụng sàn gỗ thì các đồ vật trong nhà như bàn, ghế tốt nhất bạn nên lắp nút cao su hoặc nhựa, tránh xê dịch nhiều. ngoài ra nếu xê dịch thì nên nhẹ nhàng cẩn thận đối với việc dịch chuyển các đồ vật nặng và nhọn.
Nên sử dụng thảm chùi chân ở lối ra vào phòng, ở các vị trí dễ bị nước đổ ra hoặc ngấm thì nên có khăn hoặc thảm khô để sẵn, sau 1 ngày sử dụng thì thay bằng thảm hoặc khăn khô tránh để tình trạng thảm ẩm kéo dài sẽ làm hư gỗ.
Nên dùng khăn ẩm hoặc máy hút bụi để làm sạch sàn, không sử dụng hóa chất cho sàn, nếu có vết bẩn có thể hòa nước lau nhà thật loãng và lau nhẹ sàn nhà sau đó bật quạt cho khô chỗ lau.
Không sử dụng các vật sắc nhọn hoặc giầy dép có dính cát đi vào nhà có thể làm sàn nhanh chóng bị trầy xước mất đi độ sáng bóng.
Khi sàn bị thấm nước quá lâu đối với sàn tốt có thể tháo ra phơi gỗ cho khô rồi lắp lại, nếu là hàng thường thì khi ngâm nước quá lâu có thể không sử dụng lại được nếu tháo ra.
Khi vừa mới lắp sàn gỗ thì nên sử dụng chổi quét sạch tất cả bụi gỗ bám trên bề mặt sàn, sau đó lau lại bằng vải khô cuối cùng là lau bằng khăn sạch hơi ẩm và bật quạt hoặc điều hòa cho khô sàn.
Sàn đã qua sử dụng thì nên làm sạch bụi trước khi lau bằng chổi hoặc bằng máy hút bụi sau đó tiến hành lau lại bằng cây lau nhà hoặc khăn sạch ẩm theo chiều dọc của gỗ, lau kĩ các khe là mối ghép giữa các thanh gỗ.
3/Tổng hợp các thương hiệu hiện nay đang được bán nhiều ở chất lượng tốt giá cả vừa phải
Hiện nay có 1 số thương hiệu sau phổ biến trên thị trường
Malaixia có: Inovar, Robina đánh giá: chất lượng tốt.
Gía cả: cao
Đức: Kanh, Haro đánh giá: Tốt.
Gía cả: cao
Trung Quốc: Perfectlife, Perfectfloor, Kosmos,Morser, Thaixin, Horman, Premier, Vipfloor, Malai floor trong đó sử dụng chất lượng tốt có thể so sánh với hàng malai, Đức có Perfectlife, Horman, Morser các hàng còn lại chất lượng cũng được. Gía cả: trung bình
Ngoài ra nếu cần dòng giá rẻ chất lượng cũng được thì có thể sử dụng hàng của King floor.
Trên đây là một số kinh nghiệm của mình cũng như tổng hợp của mọi người mỗi người một chút giúp ích cho khách hàng có thể lựa chọn được sàn gỗ tốt và phù hợp với mỗi gia đình.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét