Sự ra đời của máy Photocopy đầu tiên
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014
Máy photocopy ra đời vào ngày 22 tháng 10 năm 1938 bởi kỹ sư người Mỹ Chester Carlson. Năm 1949, công ty Haloid trở thành công ty đầu tiên sản xuất máy photocopy. Đến năm 1980, máy photocopy màu ra đời, bổ trợ cho máy photocopy ban đầu.
Vào những thập niên đầu thế kỉ XX, tại văn phòng của các cơ quan, xí nghiệp, khi muốn in sao văn bản thường chỉ có cách xếp những tờ giấy pôluya xen kẽ với giấy than đặt lên máy chữ để đánh các văn bản đó . Tuy nhiên, mỗi lần đánh như vậy được 5-6 bản là chữ đã bị mờ .Còn khi in sao bản vẽ cũng chỉ có cách dùng giấy than và tô lại hình vẽ bằng tay rất mất công và bất tiện. Ấy là chưa kể đến những lỗi thường xảy ra khi in sao .
Trong khi quan sát công việc của người đánh máy chữ, kĩ sư Mỹ Chester Carlson (Ch.Carlson) đã nhận thấy khi đánh máy chữ, người ta chỉ có thể đánh từng chữ một trên giấy than để mực trên giấy than in lên giấy trắng. Kỹ sư nghĩ rằng muốn in sao nhanh một văn bản có sẵn cần phải làm thế nào để in toàn bộ văn bản trên trang giấy một lúc. Muốn vậy, cần phải làm sao để mực cùng một lúc có thể in tất cả nét chữ lên giấy trắng . Và Chester Carlson chợt nhớ đến câu nói cửa miệng của mọi người: “Nhanh như điện.” Vậy chỉ có cách nhờ đến sức mạnh kì diệu của điện năng thì mới giải quyết nổi vấn đề nan giải này.
Vào những thập niên đầu thế kỉ XX, tại văn phòng của các cơ quan, xí nghiệp, khi muốn in sao văn bản thường chỉ có cách xếp những tờ giấy pôluya xen kẽ với giấy than đặt lên máy chữ để đánh các văn bản đó . Tuy nhiên, mỗi lần đánh như vậy được 5-6 bản là chữ đã bị mờ .Còn khi in sao bản vẽ cũng chỉ có cách dùng giấy than và tô lại hình vẽ bằng tay rất mất công và bất tiện. Ấy là chưa kể đến những lỗi thường xảy ra khi in sao .
Trong khi quan sát công việc của người đánh máy chữ, kĩ sư Mỹ Chester Carlson (Ch.Carlson) đã nhận thấy khi đánh máy chữ, người ta chỉ có thể đánh từng chữ một trên giấy than để mực trên giấy than in lên giấy trắng. Kỹ sư nghĩ rằng muốn in sao nhanh một văn bản có sẵn cần phải làm thế nào để in toàn bộ văn bản trên trang giấy một lúc. Muốn vậy, cần phải làm sao để mực cùng một lúc có thể in tất cả nét chữ lên giấy trắng . Và Chester Carlson chợt nhớ đến câu nói cửa miệng của mọi người: “Nhanh như điện.” Vậy chỉ có cách nhờ đến sức mạnh kì diệu của điện năng thì mới giải quyết nổi vấn đề nan giải này.
Thế là Chester Carlson liền quyết định tiến hành một loạt thí nghiệm theo hướng này. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng Chester Carlson đã thực hiện được ý tưởng là in lại trên giấy những dòng chữ rõ nét nhờ lực hút tĩnh điện đối với mực khô bằng phương pháp thủ công . Sau đó, ông chuyển sang in thử các hình ảnh trên giấy theo phương pháp này cũng đạt được hiệu quả mong muốn. Không hài lòng với kết quả bước đầu này, kỹ sư Chester Carlson tiếp tục thai nghén ý tưởng sáng tạo một loại máy hoàn toàn mới mẻ có khả năng sao chụp cả chữ lẫn hình ảnh theo phương pháp in tĩnh điện.
Sau thời gian dài suy nghĩ, tính toán và sửa lại không biết bao nhiêu lần, cuối cùng , Chester Carlson đã hoàn thành bản thiết kế chiếc máy theo ý t ưởng sáng tạo của mình. Kỹ sư hăm hở đến gõ cửa các công ty để tìm kiếm sự trợ giúp .Có điều rất buồn là sau khi nghe nhà phát minh trình bày ý tưởng độc đáo của mình, không một công ty Mỹ nào tin tưởng vào Chester Carlson và tương lai của chiếc máy mới lạ này nên họ không chịu cung cấp tiền cho ông chế tạo chiếc máy.
Máy photocopy ngày nay
Và rồi sự cố gắng của Chester Carlson đã được đền đáp . Mùa đông năm 1938, chiếc máy sao chụp kiểu mới đã ra đời với cái tên độc đáo “Áctoria 10-22-38” .Những con số trên tên máy chính là ngày sinh của chiếc máy Photocoppy đầu tiên trên thế giới: 22 tháng 10 năm 1938. Chiếc máy này khá đồ sộ, in một trang giấy mất bốn phút.Chữ và hình ảnh in trên đó cũng chưa thật rõ . Nhưng dù sao đây cũng là một phương pháp in hoàn toàn mới mẻ được Chester Carlson gọin là phương pháp in khô . Chester Carlson đã đăng kí phát minh của mình cùng với bản sao chụp đầu tiên. Vậy mà ông đã phải kiên nhẫn lê gót giầy qua đến 20 hãng để giới thiệu sản phẩm mới của mình nhưng đều bị họ từ chối sử dụng băng phát minh của ông. Mãi đến năm 1949, công ty Halôít mới chấp nhận sản xuất máy photocopy của Chester Carlson.
Tuy nhiên, hồi đầu máy rất khó tiêu thụ vì tốc độ sao chụp còn chậm, chất lượng còn chưa thật như ý. Nhưng sau này Chester Carlson đã cộng tác với kĩ sư trẻ P.Calát (P.Calack) cải tiến liên tục các bộ phận của máy nên máy không chỉ gọn nhẹ mà tốc độ sao chụp lại nâng lên đến 150 trang in trong một phút, nghĩa là gấp 400 lần tốc độ ban đầu, đồng thời chất lượng ảnh in ra cũng rõ nét hơn. Đặc biệt máy còn có khả năng phóng đị cả tài liệu lên nhiều lần theo ý muốn. Nhờ đó máy bán rất chạy và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới . Đến năm 1980, với sự ra đời của máy photocopy mầu đã có thể sao chụp được những loại bản đồ mầu phức tạp và những bức tranh mầu rất đẹp, tạo ra một bước phát triển mới của công nghệ chế rạo máy photocopy . Tiếc rằng phát minh này của Chester Carlson đã bị những kẻ xấu lợi dụng để làm những việc phi pháp .Chúng thường sử dụng máy photocopy, nhất là máy mầu để làm giấy tờ giả, đặc biệt là làm tiền giả.
Mặc dù vậy, ngày nay máy photocopy, dịch vụ inphotocoppy gia re cũng đã được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và ngày càng trở thành trợ thủ không thể thiếu trong công tác hành chính, văn phòng, công tác thư viện
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét