Nếu để nói về đồ thủ công của Việt Nam, có không biết bao nhiêu điều thú vị mà ta không kể hết, ở một đất nước vẫn còn mang đậm văn mình lúa nước, thì nghề thủ công đã kể thật nhiều những tinh hoa, những văn hóa của dân tộc đó. Sản xuất thủ công là nền tảng ban đầu trước khi một ngành nghề có thể tiến đến hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Nhưng dù đã phát triển đến chừng nào, đến quy mô đại công nghiệp thì những điều giản dị, tinh tế và mang đậm dấu ấn của người nghệ sĩ vẫn chỉ có thể là sản xuất thủ công.
Gốm vuốt tay, một phương thức sản xuất bỏ qua tất cả sự hỗ trợ của khuôn cốt, của máy in, máy dập, chỉ giữ lại một điều tuyệt vời nhất là sự khéo léo và tài năng của người thợ gốm. Những con người sẵn sàng theo đuổi niềm đam mê mà lướt qua tất cả các cơ hội phát triển các nghề nghiệp khác để đến với gốm, một con đường không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, nhiệt huyết không ngừng nghỉ, mà còn là những giọt mồ hôi, những cảm xúc thất thường mỗi khi đón chờ những đứa con ra đời sau ngọn lửa.
Gốm vuốt tay gốm sứ Bát Tràng dày dặn, cầm nặng tay hơn các loại gốm tạo hình từ khuôn, và tất nhiên không cái nào giống cái nào. Việc được thoát ra khỏi những khuôn khổ nhất định, thoát ra những yêu cầu về số lượng giúp người nghệ sĩ làm gốm thỏa sức sáng tạo, thỏa niềm say mê vuốt vuốt nặn nặn những ý tưởng có khi chỉ đến rất tình cờ.
Gốm vuốt tay ở Việt Nam trước đây chỉ có gốm ở làng Phù Lãng là sản xuất nhiều, do chất đất sét ở đây không thể dùng khuôn, tuy nhiên men màu của loại gốm này không đa dạng là một hạn chế, vì vẻ đẹp của các bài men tự nhiên trên gốm sẽ nâng giá trị của sp lên rất nhiều. Miền Nam Việt Nam, cũng làm gốm vuốt tay, nhưng chủ yếu vuốt các loại lu chậu khá to, mang tính ứng dụng nhiều hơn để sưu tầm. Một dòng sp gốm vuốt tay mang đậm giá trị mỹ thuật, sáng tạo với men màu đa dạng đang là của hiếm trong kho tàng gốm Việt đương đại.
Gốm vuốt tay làng nghề gốm sứ Bát Tràng
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi làng
gốm sứ Bát Tràng Hà Nội dần chuyển đổi từ gốm thủ công (vuốt tay) sang làm gốm công nghiệp (phương cách làm gốm bằng máy móc, cho năng suất cao) thì gia đình ông Phạm Ngọc Huy lại bám trụ lấy gốm vuốt tay, nhiều người bảo gia đình ông “gàn dở”, nhưng ai biết đâu, chính gia đình ông là những người giữ lại được thứ tinh túy nhất cho cả một Bát Tràng.
Không có gốm thủ công trong chợ!
Bước vào chợ Gốm Bát Tràng, những lọ hoa,
quà tặng gốm sứ Bát Tràng bình gốm đủ màu sắc, kiểu dáng, hoa văn, họa tiết khiến ai cũng muốn mua muốn ngắm. Nhưng đó chỉ là cái vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài. Ở bên trong kia, chợ Gốm ngày nào đã không còn nữa, thay vào đó là những kiểu chạy đua vì đồng tiền, vì lợi nhuận.
Gốm Bát Tràng xưa kia dày dặn, thô nhưng mượt mà, uyển chuyển với từng đường vuốt tay, xoay cối. Vì được làm hoàn toàn bằng tay, nên mỗi cái đều có một vẻ đẹp riêng biệt, dẫu có cùng loại, cùng hình dáng thì người ta vẫn dễ dàng tìm ra những điểm khác nhau mà chọn lựa. Thế nhưng, thứ gốm trong ký ức một thời bền ở đất, đẹp ở nước men, ngày nay dường như mất tích tại chợ Bát Tràng.
Kinh tế phát triển cũng có những mặt trái của nó. Làng
Gốm sứ Bát Tràng đi lên cũng nhờ những bước tiến hiện đại của khoa học kỹ thuật. Gốm công nghiệp dần dần xuất hiện, những bộ khuôn hình, những chiếc máy làm gốm được tậu về. Một nhà, hai nhà, rồi cả một làng chạy theo thứ gốm mà trăm cái như một, chỉ cần một cái dập khuôn, người ta có thể cho ra đời vài chục cho đến cả trăm cái bình gốm.
Người ta dần không có đủ khả năng tạo ra nước men đẹp cho cả đống đồ gốm phơi ngoài kia, rồi thứ men rẻ tiền vì thế cũng thế chân chất men ngày xưa. Nếu không phải là người sành về gốm, thì chắc hẳn ai cũng bị hút mắt bởi đống đồ gốm đa dạng và đầy màu sắc phơi bày bên trong những cửa hàng hào nhoáng kia. Dường như, người Bát Tràng nay đang rũ bỏ những tinh hoa gốm cổ một thời để chạy theo một thứ hàng hóa cho lợi nhuận cao, nhưng những giá trị, những tinh hoa cũng dường như cũng không còn đọng lại bấy nhiêu trên những chiếc bình gốm.
Cũng chính vì thế mà hàng loạt đồ gốm xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tại nơi đây với danh nghĩa là gốm Bát Tràng. Không chỉ làm biến mất tinh hoa của một nền văn hóa thủ công nghiệp đồng bằng sông Hồng, những tiểu thương nơi đây, cũng chính là người Bát Tràng đang làm biến chất một phần tinh hoa văn hóa của cà dân tộc. “Làm gì có gốm Trung Quốc, gốm Bát Tràng hết đây!”, đây là những câu trả lời mà chúng tôi vẫn nhận được từ những người bán hàng kèm theo sự khó chịu trước thắc mắc về xuất xứ gốm của chúng tôi. Người ta đi chợ Gốm Bát Tràng không phải chỉ vì yêu thích gốm, mà là vì đây là chợ gốm duy nhất tại Hà Nội, cũng là mảnh đất lâu năm, gợi lại cho người ta nhiều cảm xúc của một thời tinh hoa nghệ thuật gốm. Nhưng Bát Tràng nay đã bị đổi khác. “Làm gì mà còn gốm thủ công trong chợ này nữa cháu, có thì cũng chẳng ai có đủ tiền mà mua, trong này đại trà hết, cái nào cũng như cái nào thôi!”, một ông lão trạc bảy mươi tuổi, là người làng Bát Tràng cho hay, “có nhà ông Huy với hai đứa con ông ấy là làm gốm thủ công, nhưng họ không bán ở ngoài chợ đâu”.
Gia đình đi ngược thời đại
Tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Huy, đập vào mắt chúng tôi là chiếc bình gốm to cả hai người ôm mới hết đặt ngay giữa nhà. Nước men trong sáng, màu xám xanh, bình dày, hoa văn khắc nổi, chỉ có những bàn tay vàng mới làm nên được thứu gốm này, đây có lẽ cũng chính là thứ gốm đang bị thất truyền ngay tại làng gốm cổ truyền này.
Nhà ông Huy không rộng, ở thì ít nhưng để gốm thì nhiều. Những bát gốm, đũa gốm, thìa gốm, bình gốm, vại gốm,… bày la liệt tại sân sau. Những gì được làm bằng tay đều không được mịn màng như máy, nhưng nét mềm mại của gốm thì kỹ thuật công nghiệp không bao giờ chạm được tới.
Người đàn ông khoảng chừng trên dưới sáu mươi, trán rộng, dáng người đậm với nước da ngăm đen tươi cười chào hỏi chúng tôi. Gia đình ông đã mấy đời làm gốm, cứ cha truyền thì con lại nối, không ai thoát khỏi cái nghiệp làm gốm từ mấy đời nay, có lẽ vì thế mà cái “nợ” với gốm đã khiến ông quyết giữ cho bằng được linh hồn của gốm truyền thống.
“Ngay từ bé, tôi đã thích nghịch đất, tự vuốt gốm, lớn lên cùng gốm, rồi đi làm cho hợp tác xã Bát Tràng, chứng kiến những sự thay đổi trong phương thức sản xuất, rồi nhận ra rằng: gốm cổ truyền nếu theo cách công nghiệp thì sẽ vĩnh viễn mất đi. Bản thân tôi cũng chỉ thích dùng tay nặn gốm, chính vì thế mà quyết phải theo cái nghiệp này đến cùng”, ông Huy tâm sự.
Trong khi cả làng đều theo gốm công nghiệp, ông lại lội ngược dòng đi tìm và hồi sinh tinh hoa của gốm cổ, thứ mà bây giờ, ở cái thời đại kinh tế thị trường này không phải ai cũng để ý. “Khách đương nhiên là ít so với những người bán gốm công nghiệp rồi, không phải ai cũng thấy được cái đẹp, cái hay của gốm thủ công đâu, với cả, cái gì cũng có cái giá của nó, gốm làm từ tay, men mình tự làm, màu mình tự chế, đương nhiên phải giá trị hơn những thứ trăm cái như một rồi”, ông Huy cho hay.
Trời cũng thương ông, cho ông đủ tài để làm nên những mảnh gốm quý giá. Không chỉ có tài vuốt gốm, những hoa văn họa tiết trên gốm do ông vẽ còn đẹp hơn cả những bức tranh công nghệ ngoài kia. Những hồn cốt, tinh hoa của gốm dường như đã trao vào bàn tay của ông, và bắt ông phải có trách nhiệm với chính những giá trị đó, bắt ông phải gìn giữ, nâng niu và phát huy nó.
Như sự sắp đặt của số phận, hai con trai song sinh của ông là Phạm Anh Đạo và Phạm Anh Đức cũng vì tình yêu mới gốm mà quyết tâm theo cái nghiệp của cha ông. Mặc dù anh Đạo bị khiếm thính, song ông trời lại phú cho anh một “đôi tay vàng”. Vượt qua bao nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm trong làng Gốm, anh Đạo đã không ít lần xuất hiện trên báo chí như một gương mặt trẻ triển vọng của làng gốm, là người “vuốt gốm bằng tay cuối cùng của Bát Tràng”.
Khi cả gia đình ông Huy đều quyết định theo cái nghiệp vuốt tay truyền đời, thì nhiều người làng chỉ cười khẩy và nói gia đình ông gàn dở. Đến nay, chính sự gàn dở đó đã khiến cho Bát Tràng vẫn đọng lại những tinh hoa vốn có của nó. Rồi một ngày nào đó, khi những người thợ gốm vuốt tay như ông, hay con trai ông mất đi, Bát Tràng sẽ giữ lại được những gì, cõ lẽ khi đó làng gốm sứ Bát Tràng cổ chỉ còn chiếc vỏ gốm hoàng nhoáng, trống rỗng những giá trị bên trong